Hỏi - Đáp (Hóa đơn chứng từ_19.06.2014)

06/19/2014 02:45:13 PM

Câu 1: 
 

Theo hướng dẫn tại điều 20, TT 39/2014 có quy định:

“3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hó
a đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”
 

Vậy trong trường hợp hóa đơn bên bán và bên mua đã kê khai thuế nhưng chỉ sai thông tin về địa chỉ, tên công ty, MST thì có được lập biên bản điều chỉnh hay không? Hóa đơn điều chỉnh được lập như thế nào? Có kê khai thuế GTGT cho hóa đơn điều chỉnh này hay không?


Hội tư vấn thuế xin trả lời như sau:

* Căn cứ Khoản 5, Điều 10, Chương II, Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế quy định:

"a) Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định,người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế . 

....Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào,...nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

c.1) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế không làm thay đổi tiền thuế phải nộp...thì chỉ lập Tờ khai thuế của kỳ có sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh và gửi tài liệu giải thích kèm theo, không phải lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS.”

* Căn cứ Điều 20, Chương III Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

" Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-). "

Theo các quy định trên, trường hợp người bán và người mua đã kê khai thuế, nhưng trên hóa đơn ghi sai tên, địa chỉ, MST thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Vì không thay đổi tiền thuế phải nộp nên công ty chỉ lập Tờ khai thuế của kỳ có sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh và gửi kèm tài liệu giải thích. 
Đồng thời hai bên lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản và người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.Hóa đơn điều chỉnh ghi đúng tên, địa chỉ, MST của người mua và ghi rõ thay thế cho hóa đơn số.... ngày...tháng ...năm....Hóa đơn điều chỉnh được kê khai vào Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra ( Mẫu 01-1/GTGT) , tại cột ghi chú công ty ghi đã kê khai thuế trong tháng...năm...và không phải kê khai thêm tiền thuế GTGT nữa.

Câu 2: 
Doanh nghiệp (DN) Dược A mua có mua 01 hộp thuốc từ DN Dược B, do DN B đang có chương trình khuyến mại nên khi bán cho DN A, trên hóa đơn GTGT DN B xuất cho DN A bao gồm: 1 hộp thuốc trị giá 30 triệu đồng, thuế GTGT 1.5 triệu đồng, tổng thành tiền là 31.5 triệu đồng, tặng 01 hộp cùng loại. (DN B có đăng ký chương trình khuyến mại tại Sở công thương.)

Vì vậy, trường hợp này nếu DN A bán ra thị trường 2 hộp với giá 32 triệu đồng (giá bán nhỏ hơn giá vốn, 16 triệu/1 hộp) có phù hợp quy định về kế toán, thuế hay không?


Hội tư vấn Thuế xin trả lời như sau:

* Theo quy định tại tiết a, Điều 2.4, Phụ lục 4 ban hành kèm theo TT số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn:

a) Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu và thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về thuế GTGT”.

* Theo quy định tại Điều 7, khoản 5, tiết a, Chương II Thông tư 219/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT hướng dẫn: 

“5.Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); 
……………

Một số hình thức khuyến mại cụ thể được thực hiện như sau:

a) Đối với hình thức khuyến mại đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền, tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền thì giá tính thuế đối với hàng mẫu, dịch vụ mẫu được xác định bằng 0.”
Căn cứ các quy định nêu trên thì DN Dược B cũng phải lập hóa đơn cho 1 hộp thuốc tặng kèm khi bán 1 hộp thuốc cho DN Dược A. Chương trình khuyến mại nếu được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục khuyến mại được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì đối với số sản phẩm tặng kèm khi bán sản phẩm, DN Dược B xác định giá tính thuế bằng không (0) với 1 hộp thuốc tặng kèm.

Về việc bán hàng với giá thấp hơn giá thị trường, theo quy định tại điểm e khoản 1, Điều 37, của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 thì:


Điều 37. Ấn định thuế đối với người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế 
1. Người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong các trường hợp sau đây:

…..

e) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;


Theo đó, trường hợp doanh nghiệp xuất bán hàng hóa thấp hơn giá thị trường bị coi là hành vi vi phạm pháp luật về thuế và trong trường hợp này nếu doanh nghiệp đang nộp thuế theo phương pháp kê khai thì sẽ bị cơ quan thuế chuyển sang phương pháp ấn định về thuế.

Câu 3: 
Quy định về việc sử dụng hóa đơn của người mua hàng như thế nào?


Hội Tư vấn thuế xin trả lời:

Điều 25, Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn như sau

1. Người mua được sử dụng hóa đơn hợp pháp theo quy định pháp luật để chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ; hưởng chế độ khuyến mãi, chế độ hậu mãi, xổ số hoặc được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; được dùng để hạch toán kế toán hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán; kê khai các loại thuế; đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu và để kê khai thanh toán vốn ngân sách nhà nước theo các quy định của pháp luật. 

2. Hóa đơn được sử dụng trong các trường hợp tại khoản 1 phải là: 
- Hóa đơn mua hàng hoá, dịch vụ bản gốc, liên 2 (liên giao khách hàng), trừ các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 4 và Điều 24 ( mất cháy .. hóa đơn) Thông tư này.
- Hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung theo quy định và phải nguyên vẹn.
- Số liệu, chữ viết, đánh máy hoặc in trên hóa đơn phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo đúng quy định, không bị tẩy xóa, sửa chữa.
- Hóa đơn không thuộc các trường hợp nêu tại Điều 22 và Điều 23 Thông tư này (sử dụng hóa đơn bất hợp phá và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn).

Theo VTCA