Đại lý thuế cần xây dựng thương hiệu và đạo đức hành nghề

6/7/2021

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA) cho rằng, yếu tố quan trọng nhất để đại lý thuế phát triển là nội lực của bản thân, thương hiệu, kỹ năng và đạo đức hành nghề.

Xuất phát  yêu cầu quản lý thuế của Việt Nam, trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các nước, Tổng cục Thuế đề xuất lên Bộ Tài chính trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội  đưa nội dung kinh doanh làm dịch vụ thủ tục về thuế (ĐLT) vào Luật quản lý thuế và được Quốc Hội thông qua  Luật quản lý Thuế số 78/2006/QH 11 có hiệu lực thi hành từ 1.7.2007 trong đó có  Điều 20  về Đại lý thuế (ĐLT)

Gần 15 năm thực hiện, hoạt động ĐLT đã từng bước phát triển: từ con số không, đến nay đã có 760 doanh nghiệp đủ điều kiện được cơ quan thuế cấp phép hoạt động trong dịch vực làm dịch vụ thủ tục về thuế.  Tuy nhiên phạm vi kinh doanh còn hạn hẹp: Luật chưa quay định ĐLT làm dịch vụ tư vấn thuế, kế toán… Trước nhu cầu cấp bách của doanh nhiệp, doanh nhân, mà  đặc biệt của  cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ nên Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã mở phạm vi hoạt động của đại lý thuế được cung cấp thêm  dịch vụ  tư vấn thuế đồng thời cung cấp thêm dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ.  Trong thực tế  hiện nay các đại lý thuế đã dần khẳng định vị trí của mình, đó là giúp doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm về thuế đối với nhà nước theo quy định của pháp luật một cách thuận lợi nhất. Đồng thời  giúp người nộp thuế, doanh nghiệp, doanh nhân cập được hưởng  những ưu đãi  về miễn, giảm, gia hạn tiền thuế,  hoàn thuế nhằm vừa tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận của mình.

Chia sẻ về điều này, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc thông tin, hiện nay, ngoài việc tư vấn thuế, nhiều đại lý đã thực hiện công việc chuyên sâu như căn cứ vào báo cáo tài chính, tính toán chi phí, hoàn thuế, giải trình hồ sơ cho doanh nghiệp trước các cuộc kiểm tra của cơ quan thuế, được cơ quan thuế địa phương xác định đủ điều kiện hành nghề làm dịch vụ kế toán cho DN siêu nhỏ và bắt đầu triển khai thực  …Thậm chí nhiều đại lý thuế đã liên kết được với bảo hiểm xã hội giúp doanh nghiệp thực hiện thủ tục bảo hiểm xã hội thuận lợi hơn. Đại lý thuế ký thay doanh nghiệp, và chịu trách nhiệm trước pháp luật trên các giấy tờ, hồ sơ thuế của người nộp thuế (NNT) theo thỏa thuận ký kết hai bên, riêng DN siêu nhỏ còn  còn làm thêm dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật… Thông thường các hồ sơ thông qua đại lý thuế đều tuân thủ pháp luật và kê khai tốt hơn, giúp cơ quan thuế rút ngắn thời gian kiểm tra thuế.

Để tồn tại và phát triển, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế cho rằng, đại lý thuế và nhân viên đại lý thuế cần có 3 yếu tố.

Thứ nhất, làm thế nào để người nộp thuế  khi đến chỗ mình họ kỳ vọng sẽ có hiệu quả cao nhất :  nộp thuế thuận lợi  và hưởng những ưu đãi về thuế tốt nhất, cao nhất, giảm thiểu rủi ro nhất? Điều đó phụ thuộc vào  nội lực của các Đại lý thuế. Muốn người nộp thuế tìm tới mình, đại lý thuế đó phải có thương hiệu, uy tín. Thương hiệu được xây dựng từ việc đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế phải cập nhật đầy đủ, nắm chắc các kiến thức, quy định pháp luật về chính sách, quản lý thuế; trình độ tin học,  các kỹ năng mềm  trong quá trình cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế ...   theo đó chất lượng  dịch vụ tốt, đảm bảo thì uy tín Đại lý thuế tăng lên. Cùng với  trình độ nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề  nhân viên ĐLT, các ĐLT nhất định phải có đạo đức nghề nghiệp.

Thứ hai, Hệ thống ĐLT thuế phát triển tốt thì cần thiết  phải có  được sự trợ giúp của cơ quan thuế các cấp.  Lãnh đạo Tổng cục thuế, Cục thuế các địa phương đã, đang ủng hộ cho ĐLT phát triển: xây dựng kế hoạch phát triển ĐLT,  xác định đủ điều kiện hành nghê, cập nhật chính sách,  kết nối, hướng dẫn các phầm mềm hỗ trợ kê khai… Thì các chi cục thuế, các đội thuế thuế… là cơ quan thuế quản lý trực tiếp  cần tiếp tục tăng cường và tạo điều kiện thuận lợi để đại lý thuế tiếp cận với NTT, thông qua việc tuyên truyền cho người nộp thuế biết về lợi ích của sử dụng ĐLT, giới thiệu các ĐL thuế  đang hoạt động trên địa bàn.

Thứ ba, Khách hàng - người nộp thuế - là  nhân tố quan trọng nhằm tạo ra doanh thu  để  duy trì và phát triển đại lý thuế. Như vậy ĐLT phải có biện pháp tìm kiếm khách hàng, quảng bá thương hiệu, nhưng Người nộp thuế cũng có nhu cầu khai thuế qua ĐLT. Bản thân NNT phải thấy đươc sự ưu việt khi sử dụng ĐLT. Họ cân nhắc việc tự  kê khai, tính toán… thuế phải nộp với sử dụng ĐLT. Đôi khi có tâm lý tiếc tiền khi thuê ĐLT, hoặc tiếc tiền khi nộp thuế mà dẫn đến vi phạm pháp luật về thuế, bị truy thu, phạt, thậm chí trường hợp nặng thì liên quan đến hình sự có nguy cơ vướng vào vòng lao lý thì rủi ro quá cao.

 Như vậy, tốt nhất là NNT tuân thủ pháp luật, để tiết kiệm chi phí cho bộ máy kế toán thuế, thì nên sử dụng ĐLT, thực nộp thuế đúng chế độ quy định,  trốn thuế để tránh gây thất thu ngân sách nhà nước và rủi ro cho  người nộp thuế.

“Tôi cho rằng, với sự hỗ trợ của cơ quan thuế, các hội nghề và nỗ lực của chính mình thể hiện bằng thương hiệu, uy tín, đạo đức  nghề nghiệp thì chắc chắn các Đại lý thuế sẽ  phát triển nhanh, bền vững và tăng trưởng số lượng  khách hàng và cả  doanh thu nhiều hơn nữa”, bà Cúc nói.