Tình huống thuế TNDN_Số 04.2016

06/04/2018 02:16:26 PM

Câu 1: Cty TNHH Đại Lý thuế Cường Linh xin được Hội tư vấn Thuế Việt Nam tư vấn giúp một số vấn đề liên quan đến chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế như sau: 

 

Hàng năm ĐLT đều tổ chức cho cán bộ, nhân viên công ty đi thăm quan, nghỉ mát 2 ngày. Tuy nhiên trong năm 2015 ĐLT bận nhiều công việc nên không tổ chức đi thăm quan, nghỉ mát tập thể được mà phát tiền cho cán bộ, nhân viên tự đi (có đầy đủ quy chế tài chính, quyết định, danh sách nhận tiền...) và không vượt quá 1 tháng lương bình quân theo quy định.  ĐLT Cường Linh xin được hỏi khoản chi bằng tiền mặt nêu trên có được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định chi phí được trừ để tính thuế TNDN hay không?

 

Rất mong được HTV thuế quan tâm và trả lời

 

Trân trọng.

 

Hội Tư vấn thuế Việt Nam trả lời:

 

Kể từ ngày 1/1/2014 Theo điều 1 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính. (Đã được cập nhật theo Thông tư 96/2015/TT-BTC)

 

1. Đối với Thuế Thu nhập doanh nghiệp:

 

Các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN gồm:

 

Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác.

 

Các khoản chi nêu trên (bao gồm cả khoản chi nghỉ mát) không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của DN, được chi trên cơ sở quy định tại Thỏa ước lao động tập thể, hoặc Quy chế tài chính của Công ty, có các quyết định chi và danh sách ký nhận tiền … thì được hạch toán vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp. Khoản tiền nghỉ mát các cá nhân nhận được phải kê khai vào thu nhập chịu thuế TNCN năm 2015 nếu nhận được vào năm tài chính 2015.

 

Câu 2: Doanh nghiệp tôi thực hiện việc chuyển đổi chủ sở hữu và loại hình doanh nghiệp (từ TNHH MTV do tổ chức NN làm chủ SH sang TNHH từ 2TV trở lên có 20% vốn NN) có một só vướng mắc xin các anh chị tư vấn giúp:

 

1. DN có cần phải làm Tờ khai Quyết toán thuế đến thời gian chuyển đổi không?

 

2. Nếu làm thì làm theo mẫu nào vì trong HTKK chỉ có Tờ khai quyết toán năm (Mẫu 03/TNDN) 3. DN có phải quyết toán hóa đơn không? Nếu làm thì làm theo mẫu nào?

 

Hội tư vấn Thuế xin trả lời như sau:

 

1. DN có cần phải làm Tờ khai Quyết toán thuế đến thời gian chuyển đổi không?

 

Điều 12, Khoản 4, Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định về khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

 

“a) Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm và khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.”

 

Khoản 3, Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về phương pháp tính thuế.

 

Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.

 

Khoản 2, Điều 16, TT 151 /2014/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2014 sửa đổi Điều 12, Thông tư số 156/2013/TT-BTC quy định như sau:

 

Khai thuế thu nhập doanh nghiệp là khai theo từng lần phát sinh, khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia; hợp nhất; sáp nhập; chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; giải thể; chấm dứt hoạt động. Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà bên tiếp nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi (như chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty TNHH sang Công ty cổ phần hoặc ngược lại; chuyển đổi Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật) thì không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi, doanh nghiệp chỉ khai quyết toán thuế năm theo quy định.

 

Theo đó, doanh nghiệp chuyển đổi chủ sở hữu (chuyển đổi hình thức sở hữu)  phải khai quyết toán khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trừ trường hợp bên tiếp nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi.
 

– Doanh nghiệp có kỳ tính thuế năm cuối cùng ngắn hơn 3 tháng thì được công với kỳ tính thuế năm trước đó và đảm bảo không quá 15 tháng.
 

2. Nếu làm thì làm theo mẫu nào vì trong HTKK chỉ có Tờ khai quyết toán năm (Mẫu 03/TNDN) 3. DN có phải quyết toán hóa đơn không? Nếu làm thì làm theo mẫu nào?

 

Điểm b, khoản 4, Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định về khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

 

4. Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

 

a) Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm và khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.

 

b) Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

 

b.1) Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.

 

b.2) Báo cáo tài chính năm hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.

 

b.3) Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo Thông tư này (tuỳ theo thực tế phát sinh của người nộp thuế):

 

- Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN.

 

....

 

Hiện nay, các DN có chuyển đổi về sở hữu áp dụng mẫu số 03/TNDN nêu trên trong trường hợp phải làm quyết toán thuế TNDN.

 

Về việc quyết toán hóa đơn, do quý DN vẫn giữ mã số thuế như trước, nên không phải quyết toán hóa đơn. Theo quy đinh mới tại Điều 27. Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn, TT 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 thì :

 

Tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn khi chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.

 

Theo đó, quý DN sẽ nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quy định tại TT 39/2014/TT-BTC nêu trên khi chcuyển đổi hình thức sở hữu.

 

Câu 3: Câu 3: Phụ cấp cho sinh viên thực tập

 

Công ty có nhận sinh viên thực tập từ trường dạy nghề ở xa. Giữa công ty và trường có ký văn bản về những khoản lợi ích mà công ty chu cấp để tạo cho các em yên tâm thực tập.

 

Những khoản lợi ích là:

 

-          Các em chỉ thực tập trong giờ hành chánh, công ty cấp 1 suất ăn trưa. Buổi chiều, công ty cấp 78,000vnd/người/ngày để ăn cơm chiều. Đối với ngày nghỉ (chủ nhật), công ty cấp khoản 120,000vnd/người/ngày

 

-          Công ty cấp xe đưa đón các em đến nhà máy và thuê nhà cho các em ở xa.

 

Khi chi cấp tiền mặt, công ty có cho sinh viên ký nhận trên danh sách nhận tiền.

 

Đồng thời, từng em có ký Bản cam kết theo mẫu 23/CK-TNCN là thu nhập không vượt quá 108trd/năm.

 

Hỏi: chi phí trợ cấp cho các em ở trên có được ghi nhận là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.

 

Nếu hồ sơ còn thiếu sót, xin tư vấn cho chúng tôi cần làm thêm những mẫu chứng từ nào.

 

Hội tư vấn Thuế xin trả lời như sau:

 

Căn cứ quy định tại Điều 4 TT 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC):

 

Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

 

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

 

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

 

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

 

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

 

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

 

Theo đó, tất cả các khoản chi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện quy định nêu trên đều được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.

 

Trường hợp quý Hội viên nêu, nếu công việc mà các thực tập sinh làm liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, nếu các khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật thì khoản tiền chi trả này sẽ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

 

          Để đưa khoản chi này vào chi phí hợp lý, DN nên bổ sung các chứng từ sau:

 

- Quyết định hoặc Quy chế của ban giám đốc về việc tiếp nhận lao động tập sự, học nghề, thực tập nghề

 

- Hợp đồng lao động tập sự, học nghề ...

 

- Bảng chấm công hàng tháng và tính tiền lương (có chữ ký của thực tập sinh)

 

- Bảng chi tiền công có chữ ký người nhận.

 

Theo VTCA